<!-- vuông -->

Chương 8: Ngày ấy (1)

Từ nhỏ Ngô Tế Muội đã hiểu, ông trời rất hận mình.

Năm sáu tuổi, cô học bà mình, ngồi quỳ trong ngôi miếu đầu thôn suốt một đêm, nhưng hôm sau mẹ vẫn đi mất.

Hôn lễ của mẹ cô rất đơn giản, không có kiệu hoa cũng chẳng có chiêng trống ầm trời, tất cả sính lễ của bà ấy chỉ là một bộ đồ mới tinh xảo.

Của hồi môn của bà cũng rất đơn giản, sau khi ba cô qua đời, gia đình nghèo khổ ấy đã chẳng còn món gì đáng giá, món của hồi môn duy nhất của mẹ chính là cậu em trai mới vừa tròn ba tuổi. <!-- vuông -->

Cô cũng muốn đi, mặc dù được coi như một món đồ, nhưng gia đình người ta không cần một đứa con gái của nợ.

Tới khi hoàng hôn dần buông, mẹ cô nắm tay em trai, đi theo người đàn ông què chân kia.

Cô khóc lóc đi theo suốt hai dặm, người đàn ông xa lạ kia mất kiên nhẫn đẩy một cái, cô vẫn bò dậy đi theo tiếp.

Mẹ cô cũng khóc, ngồi trên mặt đất ôm cô mãi không chịu buông tay. Cậu em trai vẫn thò lò mũi xanh chẳng hiểu gì cả, thấy mẹ khóc thì cũng khóc theo. Người đàn ông bị tiếng khóc của ba người họ làm cho bực bội, mắng mấy câu th.ô tục rồi xông lên đạp mẹ một cái.

Mẹ cô nín khóc, chỉ còn lặng lẽ rơi nước mắt, bàn tay lại liên tục lau mặt cô.

“Nghe lời, về nhà đi.” Mẹ cô thì thầm: “Muộn thêm tí nữa đường lại khó đi.”

Người đàn ông phẫn nộ kéo bà ấy dậy, bà ấy che cho con trai, ba người kéo nhau đi về phía trước. Cô đứng một mình đằng sau, chạy chân trần lên đường núi, liên tục gọi mẹ ơi mẹ à.

Nhưng bà ấy bị người đàn ông kia kéo tóc, không quay đầu lại được. . Truyện Mạt Thế

Cuối cùng cô mệt mỏi, ngã trên đất không bò dậy nổi.

Ngô Tế Muội nằm trên mặt đất, lẳng lặng khóc, cô nhìn bóng chiều dần khuất về Tây, bóng mẹ đã chỉ còn bé tin hin. Cô cố gắng giơ bàn tay ra, không bắt được mặt trời, cũng chẳng giữ được mẹ lại.

Khi ánh sao treo trên đỉnh đầu, cô quay lại ngôi nhà đã vắng bóng tình thương.

Trong căn phòng đìu hiu lùa gió giờ đây chỉ còn người bà mù. Trong tuổi thơ chẳng còn bao nhiêu năm của cô, cũng chỉ còn một người thân tàn tật.


“Con không nên trách mẹ con.” Khuôn miệng bà ngoại rúm ró vì chẳng còn răng: “Con bé cũng chỉ muốn sống, người phụ nữ cũng không có cách nào khác.”

Thế thì cô trách ai được đây?

Như nghe thấy tiếng oán giận trong lòng cô, đôi mắt vẩn đục của bà quay sang phía này: “Muốn trách thì cứ trách mạng con không tốt vậy.”

Bà ngoại sinh được chín người con nhưng chỉ sống được năm. Hai cô con gái được gả tới một thôn rất xa, mà người đàn ông cưới mẹ cô lại không cho mẹ qua lại thường xuyên với cái nhà nay. Thế nên, bà chỉ đành trông cậy vào người con thứ hai và con út.

Hồi trẻ, người con út lên huyện thành làm công rồi dần dần cắt đứt liên lạc. Người con thứ hai cũng rất nghèo khổ, bên trên có ba vợ đã nằm liệt ba năm, phía dưới có một lũ con nheo nhóc đang há miệng chờ ăn, chỉ để lại cho mẹ mình được một ngày ba bữa cơm.

Bà là một sự trói buộc, dù người lớn không nói rõ, nhưng Ngô Tế Muội cũng cảm nhận được điều này.

Từ nhỏ cô đã biết nhìn mặt đoán ý, nếu lúc ăn cơm thấy mợ hai nhăn mặt, cô lập tức ngoan ngoãn buông bát xuống, nhanh nhẹn khoác giỏ tre bên cửa phía sau lên, lặng lẽ chạy ra sau núi cắt cỏ cho heo ăn.

Bà cũng không dám nói gì, bà cũng phải nhìn mặt con mà ăn cơm.

Trong đêm khuya thanh vắng, hai bà cháu nằm trong gian nhà tranh, nghe tiếng bụng người kia kêu òng ọc hết đợt này tới đợt khác.

Bà ngoại nhẹ nhàng vỗ lưng cô, đuổi muỗi giúp cô, dỗ cô rằng trên chín tầng mây kia là Thiên cung, trên đó có một vị thần cứu khổ cứu nạn, chuyên môn giúp đỡ những người khó khăn như họ, chỉ cần thành kính cầu nguyện, kiểu gì cũng có ngày thần đưa họ thoát khỏi biển khổ.

Nhưng thần linh cũng chán ghét cô, điển tích về các vị thần từ bi chưa bao giờ xuất hiện trong vận mệnh cô. Có lẽ là vì nói chuyện với bà cả đêm, sáng hôm sau tỉnh lại, trong bụng cô vẫn rất đói.

Cô rất mong mình sẽ lớn thật nhanh, nhưng lại thường xuyên cảm thấy lớn lên cũng không có gì tốt, cùng lắm cũng chỉ là đi lại con đường mòn của mẹ và bà.

Nhưng dù cô có muốn hay không, tháng năm dần trôi, cô vẫn lớn lên trong những cơn đói bụng.

Ngô Tế Muội dậy thì đẹp như mẹ mình, ánh nắng độc trên đồng ruộng cũng chẳng ảnh hưởng đến làn da trắng nõn của cô, khuôn mặt gầy gò lúc nào cũng như được thoa phấn, mềm mịn tinh tế như một quả trứng ngỗng còn vương sương sớm lại lăn một vòng trong hộp phấn vậy.

Trong những ngày ăn nhờ ở đậu, cô đã học được cách cẩn thận từ lời nói tới việc làm, lúc nào cũng nói chuyện rất dịu dàng nhỏ nhẹ, làm việc thì thong thả ung dung, khiến bản thân cô có vẻ ngây thơ kỳ lạ.

Những thanh niên trong thôn bắt đầu rục rịch, ngay cả con trai của cậu hai cũng cố ý vô tình đưa đẩy trước mặt cô. Mợ hai nhìn rõ mọi chuyện, thường xuyên đạp vào mông con trai mình, còn tàn ác lườm cô một cái, lớn tiếng mắng cô là đồ xấu xí mang theo tai họa.

Nhưng vào một ngày gần giữa hè, mợ hai lại thay đổi.


Hôm ấy ăn cơm tối rất sớm, lúc Ngô Tế Muội đang thu dọn xương thừa trên bàn, ánh trăng còn chưa lên đến đỉnh cây dừa.

Mợ hai ngồi trên ghế trúc, cầm quạt phe phẩy, tầm mắt bà ta lượn qua eo cô vòng xuống dưới, lẩm bẩm:

“Chả mấy chốc mà Tế Muội đã lớn rồi nhỉ.”

Bà ta đưa mắt ra hiệu với cậu hai, cậu hai làm như không thấy, quay người rời đi, ra vẻ đang che miệng xỉa răng.

“Haizz.”

Mợ không cam lòng, lại bĩu môi với cậu, dùng khuỷu tay chọc xương sườn cậu:

“Tôi kệ đấy, tự bà đi mà nói.” Cậu hai đẩy bà ta ra, bực bội đứng dậy quay lại buồng trong.

Ngô Tế Muội nhanh chóng thu dọn bát đũa, quay đầu đi vào trong phòng bếp, chỉ coi như không nghe thấy hai người kia rỉ rả với nhau. Mợ nở một nụ cười, lách người một cái, đứng dậy che kín đường của cô.

“Con cũng đã sắp mười sáu tuổi rồi, sau này định như nào đây?”

Cô cũng mới mười bốn tuổi, nhưng nghĩ chắc mợ không quá quan tâm tới chuyện của mình, có nhớ lầm tuổi cũng là chuyện bình thường. Thế là cô cũng lười cãi lại, chỉ cúi đầu lắc lắc, nhìn chằm chằm mâm bát đũa bẩn thỉu rồi ngây người.

“Kiếm mối cho con nhé?”

Cô kinh ngạc ngẩng đầu, trong mắt tràn đầy sự hoang mang.

Khi ấy, cô chưa từng tưởng tượng đàn ông là như nào.

Nhắc tới hai chữ đàn ông, trong đầu cô chỉ nghĩ tới mấy người đàn ông trung niên lười biếng trong thôn. Trưa hôm nào họ cũng chắp tay sau lưng đi dạo vòng quanh thôn, uống trà rồi ngồi ngây ra, để mặc vợ mình làm ruộng ngoài đồng.

Hoặc là mấy thằng nhóc choai choai ngang tuổi, gặp trên đường lúc nào cũng thấy họ cười ngây ngô, đẩy nhau qua lại, ngốc nghếch vô cùng.

Trong tim cô chưa từng có cơn gió xuân nào thổi qua.

Cô dành cả thời thiếu nữ của mình trong căn phòng tối tăm, làm bạn với bà ngoại mù. Những câu chuyện “tình yêu” trong lời bà ngoại, nói đi nói lại cũng chỉ là khuyên làm con gái phải một lòng một dạ tới già, ở nhà giúp chồng dạy con.


Cô nghe xong thì chỉ thấy vô cùng bực bội, cảm giác những câu chuyện xưa này đang ép cô vào khuôn khổ, biến cô thành mẹ mình.

Cô lại nhớ tới những giọt nước mắt trên mặt mẹ vào ngày đi theo chồng.

“Không cần.”

“Làm gì có ai không gả chồng, Đức Tài cần cưới vợ, con mà không gả thì kiếm đâu ra tiền cưới cho nó?”

Đức Tài là đứa con thứ ba của cậu hai, năm nay hai mươi tuổi. Trong những năm 80 ở tình Nam Dương, kết hôn vào tuổi này đã coi như muộn, dù sao có mấy chàng trai trong thôi mới đầu hai mươi đã làm ba rồi.

“Phúc Xương.”

Cô ngượng ngùng một lát rồi nhẹ giọng thốt ra cái tên này.

Phúc Xương là con út nhà hàng xóm, trông trắng trẻo tinh tế, thoạt trông vô cùng nhã nhặn. Nhưng chỉ có mình Ngô Tế Muội nghĩ vậy, những người khác trong thôn đều chê người này khờ khạo ngốc nghếch, không có tiền đồ gì cả.

Mỗi lần nhìn thấy Ngô Tế Muội, Phúc Xương đều trốn thật xa rồi quay lại cười ngượng ngùng với cô, không nhân cơ hội lại gần cô rồi kiếm cớ sờ một cái, véo một phát như những người đàn ông khác. <!-- vuông -->

Cậu sẽ cắt cỏ, múc nước giúp cô, cũng thường xuyên hái hoa dại rồi lặng lẽ để vào sọt tre của cô. Lúc nào cũng lặng lẽ không một tiếng động như con người của cậu vậy, yên tĩnh, biết điều, không có chút uy hiếp nào.

Điều duy nhất không tốt, ấy là cậu bị câm, điều kiện gia đình cũng không tốt.

Ngô Tế Muội không quan tâm tới chuyện này, nếu cô buộc phải chọn một người đàn ông, cô muốn ở bên cậu cả đời.

Dù cô không biết vợ chồng có ý nghĩa gì, cùng lắm cũng chỉ biết là chung một cái giường, chung một bàn ăn, giặt quần áo rồi sinh con cho cậu. Cô nghĩ, Phúc Xương chính là sự lựa chọn tốt nhất, sau này lúc cầu xin thần linh cô cũng tình nguyện cầu phúc cầu thọ cho cậu.

“Phúc Xương thì có gì tốt, chả có tinh thần gì cả.” Mợ hai đạp vỡ tan giấc mộng của cô: “Mợ thấy Ngô A Đệ bên Lĩnh Tây không tệ. Trông cậu ta có khí chất, con gả cho cậu ta cũng có phúc, ngủ cũng được nằm thẳng chân.”

Dù tên là A Đệ, nhưng cũng chừng ba mươi bảy tuổi.

“Không chịu, ông ta đánh vợ.”

Câu này không hề sai, tiếng vợ Ngô A Đệ gào khóc khi bị đánh, cả thôn đều nghe thấy.

“Đàn ông ai mà chả thế.” Mợ bĩu môi: “Con dỗ nó tí là được.”

“Ông ta có vợ rồi.”

“Hồi trước thì có, bây giờ chạy rồi còn gì nữa.”


Nửa năm trước, vợ của Ngô A Đệ bỗng biến mất không thấy tăm hơi đâu, nhà ông ta nói với bên ngoài là chạy đi rồi, nhưng phụ nữ trong thôn đều ngầm đồn đãi, khả năng cao là bị đánh chết rồi kéo đi đâu chôn rồi.

“Không, muốn gả thì gả cho Phúc Xương, người khác tôi không cần.”

“Còn chọn tới chọn lui nữa, đàn bà kén thì chỉ có nước ở vậy thôi.”

Mợ hai để lại một câu cục súc rồi quay đầu bỏ đi.

Tháng thứ hai sau khi bà ngoại qua đời, Ngô Tế Muội xuất giá.

Sính lễ là 800 đồng, người trong thôn đều nói là cô có phúc, dù sao cũng chỉ có Ngô A Đệ làm việc trong huyện thành mới quyết đoán móc ra được bằng này tiền.

Sau đó, Đức Tài dùng số tiền này cất một căn nhà mới, cưới được vợ, đây đều là những chuyện của sau này.

Ngày đón dâu, Ngô Tế Muội xụ mặt, biểu cảm đờ đẫn. Nhìn Ngô A Đệ tụ tập với một đám người rảnh rỗi vô công rồi nghề, phát thuốc lá cho những người đứng ven đường, rồi kề vai nói vài câu bông đùa nhạt nhẽo và vô duyên với những kẻ biếng nhác trong thôn.

Cô nhìn thấy Phúc Xương trong những người đi đưa dâu, vẫn là bộ đồ cũ, vẫn trốn ở phía xa xa, chỉ là lần này cậu trốn để khóc.

Khóc rưng rức, thì ra người câm khi khóc cũng phát ra tiếng.

Phúc Xương, cậu đừng trách tôi, muốn trách thì cứ trách số tôi không tốt.

Số cô không tốt, sinh ra đã xác định là phải chịu khổ.

Bà ngoại luôn nói với cô như vậy, bảo cô chịu đựng, nhịn hết cuộc đời này, tới kiếp sau sẽ ổn thôi.

Đêm hôm đó, cô một mình bước vào một cuộc đời chưa từng hay biết tới, bên tai là tiếng th.ở dốc hoang dại của người đàn ông.

Cô không biết chuyện gì đang xảy ra, cũng không hiểu sao Ngô A Đệ lại đối xử với cô như vậy, chỉ là nỗi đau trên cơ thể làm cô mơ hồ nhận ra mình đang chịu tổn thương.

Cô bắt đầu nghi ngờ, phải chăng hành vi và lời nói của cô đã dẫn tới mọi kiếp nạn, như những điều người trong thôn nói về mẹ cô vậy.

Cô khóc, tủi hổ vì chính mình. Cô nghiến răng nghiến lợi tự nhủ, không trách được người khác, có trách thì phải trách số mệnh của mình không tốt.

Đêm đó, cô mới mười bốn tuổi.

Còn chưa kịp lớn đã phải già đi.

<!-- vuông --> <!-- 1 --> <!-- AI CONTENT END 1 -->